Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động gặp tai nạn lao động

Vụ tai nạn lao động xảy ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 bên trong nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã khiến 7 công nhân tử vong, 3 công nhân bị thương. Dưới góc độ pháp lý, TS, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) đã phân tích về trách nhiệm của tập thể cũng như cá nhân để xảy ra vụ việc đau lòng này.

Chú thích ảnh
Các nạn nhân tử vong được tập trung vào một vị trí trong nhà máy. Ảnh: FB

Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố và tạm giam bị can Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980, trú tại tổ 8, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, là nhân viên cân băng liệu của nhà máy xi măng) về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động", quy định tại khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015.

Theo báo cáo sơ bộ từ UBND tỉnh Yên Bái, sự việc xảy ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 bên trong nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố động cơ điện của máy nghiền, dẫn đến tai nạn cho các công nhân đang bảo dưỡng.

Dưới góc độ pháp lý, TS, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: “Cơ quan chức năng sẽ làm rõ việc khởi động máy, bảo dưỡng sửa chữa có đúng quy trình, quy định về an toàn lao động hay không; trách nhiệm trong quản lý, vận hành thuộc về ai. Nếu kết quả điều tra cho thấy, quy trình bảo quản, sửa chữa máy móc này không đảm bảo an toàn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng mà người vi phạm quy định còn sống thì sẽ xem xét xử lý hình sự người này về tội ‘Vi phạm quy định về an toàn lao động’ theo quy định tại Điều 295 BLHS. Với hậu quả 7 người tử vong, hình phạt có thể tới 12 năm tù”.

Theo TS, luật sư Đặng Văn Cường, ngoài trách nhiệm hình sự, vấn đề bồi thường thiệt hại về tai nạn lao động cũng sẽ được đặt ra đối với người có lỗi hoặc đối với doanh nghiệp này.

“Các cơ quan chức năng vẫn đang ráo riết điều tra nguyên nhân vì sao xảy ra tai nạn. Vấn đề nằm ở việc khởi động máy, hay bảo dưỡng sửa chữa có đúng quy trình, quy định về an toàn lao động, hay do sự bất cẩn mang tính chủ quan. Dù là trường hợp nào, người vi phạm quy định hoàn toàn có thể bị truy cứu hình sự lên đến 12 năm tù”, luật sư Nguyễn Thụy Hân cho biết.

Đề cập tới trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn, luật sư Nguyễn Thụy Hân cho biết: Căn cứ Điều 295 BLHS 2015 (được sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:

- Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 7 năm:

+ Làm chết 2 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể

của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

+ Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:

+ Làm chết 3 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 295 BLHS 2015 (được sửa đổi bổ sung 2017) nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

13 giờ 30 phút ngày 22/4, có 10 nhân viên của Nhà máy Xi măng Yên Bái phân công nhau thay các tấm lát phía bên trong máy nghiền. Bảy người chui vào trong, ba người ở ngoài làm công việc siết ốc. Các công nhân này đang trong quá trình sửa chữa thì máy nghiền bất ngờ quay. Ba người ở trên nóc bắn xuống đất, trong khi những người bên trong đều tử vong.
Minh Phương/Báo Tin tức
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN