Nhân rộng mô hình 'CLB phòng chống tội phạm' ở khu dân cư

Theo ông Huỳnh Văn Nhị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Dương, mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm” là một trong hai mô hình điển hình của Bình Dương sẽ được đoàn đại biểu MTTQ tỉnh báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2014-2019) sắp tới.

Năm 1997, Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm đầu tiên được thành lập ở phường Phú Hòa (thành phố Thủ Dầu Một) với tên gọi là "Đội dân quân tự vệ vây bắt đối tượng cướp giật". Mục đích của việc thành lập câu lạc bộ là do lúc bấy giờ phường Phú Hòa là nơi giáp ranh với nhiều xã, phường khác, là địa bàn khá phức tạp về tình hình an ninh trật tự nhất là tình trạng tội phạm cướp giật tài sản, trộm xe máy của người dân thường xuyên xảy ra. Hơn nữa đây là địa bàn nối với các tuyến Quốc lộ 13 và đường ĐT 743 đi Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh nên tội phạm thường chọn khu vực này để gây án.

Công an phường đã chọn những thành viên Ban Dân quân tự vệ phường và những thanh niên tích cực, có tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm để đưa vào "Đội dân quân tự vệ vây bắt đối tượng cướp giật" với 14 đội viên ban đầu. Họ là người dân làm các nghề như lái xe ôm, buôn bán, hớt tóc, sửa xe... có nhiệm vụ nắm tình hình an ninh trật tự ở các tụ điểm phức tạp nhằm phát hiện, truy bắt đối tượng phạm pháp quả tang trên địa bàn.

Mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm”. Ảnh:  baoangiang.com.vn


Với hiệu quả hoạt động của "Đội dân quân tự vệ vây bắt đối tượng cướp giật" đã tạo tiền đề và cơ sở cho việc hình thành "Câu lạc bộ phòng chống tội phạm" mà phường Phú Hòa là đơn vị đầu tàu, điển hình. Tháng 8/2006, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ phòng chống tội phạm trên tỉnh Bình Dương. Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động của mô hình này, các Câu lạc bộ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự hướng dẫn hỗ trợ nghiệp vụ, pháp lý từ các ngành Công an, Quân sự, Tư pháp. Hầu hết các huyện thị, thành phố của Bình Dương đều xây dựng Câu lạc bộ phòng chống tội phạm ở nhiều xã phường, thị trấn; riêng Thành phố Thủ Dầu Một có 14/14 phường xây dựng Câu lạc bộ phòng chống tội phạm.

Được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhất là sự hỗ trợ của Công an trong việc hướng dẫn pháp luật, tiếp cận bắt giữ tội phạm nên hầu hết các câu lạc bộ hoạt động nền nếp, góp phần tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở.

Chỉ tính ở Câu lạc bộ phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (thành phố Thủ Dầu Một) đến năm 2013 đã bắt trên 1.000 vụ với 2.600 đối tượng trộm cắp, cướp giật tài sản, tống tiền và cung cấp thông tin giúp lực lượng Công an về tội phạm ma túy. Thành tích của Câu lạc bộ phòng chống tội phạm phường Phú Hòa đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp; UBND tỉnh Bình Dương tặng Câu lạc bộ 3 xe máy trị giá 150 triệu đồng để làm phương tiện hoạt động... Đặc biệt anh Nguyễn Thanh Hải, thành viên tiêu biểu của Câu lạc bộ vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 3 và 4 thành viên khác được tặng Huy chương "Tuổi trẻ dũng cảm"; 2 tập thể và 4 cá nhân được Bộ Công an tặng bằng khen...

Có thể nói, hoạt động của Câu lạc bộ phòng chống tội phạm là "cánh tay" nối dài của ngành Công an, góp phần đáng kể vào công tác giữ gìn anh ninh trật tự, thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình kinh tế - xã hội càng phát triển. Ngoài tỉnh Bình Dương, hiện nay nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước cũng đã thành lập nhiều Câu lạc bộ phòng chống tội phạm ở địa phương.


Quách Lắm
Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tội phạm
Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tội phạm

Chiều 7/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo 138/CP đã làm việc với Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Tổng cục 6), Bộ Công an kiểm tra kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thời gian qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN