Cuộc tấn công chiến lũy thép - Bài 4: Chiếm các đồi phía đông cứ điểm

Đợt đánh gay go nhất của chiến dịch là đợt bắt đầu từ 30/3 đến hết tháng 4/1954. Đó là đợt đánh chiếm các đồi phía đông của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.


Các chiến sĩ xung kích của ta đang tấn công một vị trí của địch trên khu đồi C.


Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là lợi dụng tính chất bằng phẳng của một vùng đồng bằng. Họ lợi dụng được máy bay, xe tăng và cách phòng thủ liên tiếp với nhau để tiêu diệt quân ta. Con sông Nậm Rốm chạy từ phía Bắc xuống phía Nam cánh đồng Điện Biên, phía Tây con sông này là sân bay. Nơi Chỉ huy sở của tướng Đờ cát đóng có nhiều cứ điểm che chở, cả ở phía đông, phía tây, phía nam, phía bắc. Nhìn về phía đông sông Nậm Rốm (hoặc nói là nhìn về phía bên phải của sông Nậm Rốm cũng được), là một loạt cứ điểm mang tên là C1, D1, D2, E1 và A1... Giữa cánh đồng bằng phẳng Điện Biên mà lại nổi lên những ngọn đồi như thế, là rất có lợi cho quân Pháp. Các ngọn đồi này có thể bảo vệ sân bay về phía đông và bảo vệ cho cơ quan chỉ huy của tướng Đờ cát, ngăn chặn quân ta tiến công từ phía đông lại. Từ trên các đồi cao này, họ có thể đánh vào ta, nếu quân ta đánh vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cho nên các dãy đồi này hết sức lợi hại cho Pháp cũng như cho ta.


Nó rất lợi cho quân Pháp để giữ Điện Biên Phủ. Nó cũng rất lợi cho ta nếu chúng ta muốn đánh tới Bộ tư lệnh của tướng Đờ cát.


Thời kỳ gay go


Sau khi quân ta đã tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo ra hàng, như thế là Điện Biên Phủ đã bị hở về phía bắc. Nếu quân ta muốn chiếm lấy sân bay, tiến đến Bộ tư lệnh của tướng Đờ cát, quân ta phải đánh chiếm lấy dãy đồi phía đông (từ là các đồi C1, D1, A1...). Nếu ta không đánh hướng này, mà lại đánh tập đoàn cứ điểm này từ phía tây hay bắc vào để chiếm sân bay và đánh thẳng vào Bộ tư lệnh tướng Đờ cát, thì quân ta sẽ gặp khó khăn lớn là quân địch vẫn ở các quả đồi cao phía đông, còn quân ta ở dưới cánh đồng. Như thế quân ta ở vào thế không lợi, họ có thể tự do nã súng các cỡ vào quân ta.


Vì vậy sau khi tiêu diệt Him Lam và Độc Lập, nhiệm vụ chính của quân ta là đánh chiếm các ngọn đồi phía đông, tiêu diệt một số cứ điểm xung quanh sân bay, chiếm lấy sân bay này, khiến cho chúng không dùng được sân bay nữa, đồng thời phải làm thế nào để thu hẹp dần dần bầu trời của Điện Biên Phủ lại, khiến cho khu vực thả dù của quân địch ngày càng hẹp đi. Muốn như thế, quân ta phải tạo điều kiện đưa súng cao xạ xuống đồng bằng Điện Biên Phủ. Đó cũng là một nhiệm vụ nặng nề và khó khăn. Nhưng nếu làm được, quân ta cũng tiến gần đến ngày thắng lợi hoàn toàn.


Cho nên đã xảy ra thời kỳ gay go nhất của chiến dịch, là thời kỳ đánh chiếm các ngọn đồi phía đông, đánh chiếm sân bay.


Thời kỳ này kéo dài hết một tháng. Hai bên đánh đi đánh lại nhiều lần. Nhiều khi ta tấn công, ta chiếm lấy, địch lại đánh trả là chiếm lại. Những trận gay go nhất đã diễn ra ở đồi C1, A1.


Ví như ở đồi A1, nếu ta chiếm được, ta trực tiếp uy hiếp ngay vào nơi chỉ huy của tướng Đờ cát. Vì vậy, hai bên đều cố gắng chiếm đoạt lấy ngọn đồi đó. Cũng như ở quanh sân bay, có các vị trí 105, 106, 206. Các vị trí này trực tiếp bảo vệ cho sự an toàn của sân bay, nếu họ để mất tức là mất sân bay. Còn nếu quân ta chiếm được tức là Điện Biên Phủ sẽ bị nguy.


Căng thẳng cao độ


Tiếp sau thời kỳ đánh xong các vị trí 105, 106..., hai cánh quân của hai đơn vị đã đào là tiến đến lá phổi của Điện Biên Phủ, sau bao ngày gian khổ chiến đấu.


Trong suốt tháng 4 này, các trận chiến đấu đều kéo dài, đánh chiếm từng ngọn đồi, từng vị trí, đánh đi đánh lại, quân địch hàng ngày dội không biết bao nhiêu bom, bán không biết bao nhiêu pháo đạn, các ngọn đồi đều đỏ rực, đất lộn lên lộn xuống không biết bao nhiêu lần. Cho nên quân ta cũng căng thẳng cao độ. Tất nhiên, gần đến ngày thắng lợi, bao giờ khó khăn cũng tăng lên gấp bội, đó là lẽ thường. Do đó, những trận ác liệt nhất đã xảy ra. Quân ta cũng bị mệt mỏi, tình trạng gian khổ chiến đấu cũng có phần nào ảnh hưởng đến tinh thần của quân đội ta.


Trong thời kỳ này, để nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội, toàn quân ta ở mặt trận đã tham gia vào một cuộc đấu tranh gay gắt để chống lại những cái trì trệ trong con người. Cuộc vận động ấy đã có kết quả rất lớn. Quân ta quật khởi hẳn lên, và do đó đã hoàn thành nhiệm vụ, chiếm lấy toàn bộ các ngọn đồi phía đông ở Điện Biên Phủ, chiếm được hoàn toàn sân bay, thu hẹp được phạm vi nhảy dù và thả dù của quân địch. Sau đó, chuyển sang giai đoạn tổng công kích, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ.


Lê Liêm (T.H lược trích)

 

Đón đọc kỳ cuối: Cuộc điện đàm giữa Cô - nhi và Đờ cát

Cuộc tấn công chiến lũy thép - Bài cuối: Cuộc điện đàm giữa Cô-nhi và Đờ-cát
Cuộc tấn công chiến lũy thép - Bài cuối: Cuộc điện đàm giữa Cô-nhi và Đờ-cát

Trải qua thời kỳ xiết chặt vòng vây, thu hẹp khu vực nhảy dù và thả dù, phát triển đánh lấn và đánh tỉa, ngày giờ tận số của quân địch ở Điện Biên Phủ như thế là đã bắt đầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN