'Mua may, bán rủi' ở chợ Viềng

Từ đêm hôm trước, cho đến rạng sáng ngày 26/2 (tức mùng 8 tháng Giêng) hàng ngàn lượt người kéo về chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) để “mua may, bán rủi” trong phiên chợ duy nhất của năm.

Chiều 25/2, mọi ngả đường dẫn vào khu vực Phủ Dầy, chợ Viềng đã đặc kín người và xe chen nhau. Chợ Viềng đông nhất từ 0 giờ đến 2 giờ sáng, bởi người đi chợ quan niệm rằng mua bán thời điểm đó đem lại nhiều may mắn nhất.

Ông Nguyễn Văn Thiện, người Thái Bình, cho biết: "Tôi đi chợ Viềng từ nhiều năm nay, năm nào cũng mua một cây sung nhỏ với mong muốn gia đình sung túc cả năm".

Tại phiên chợ độc đáo này, du khách dễ dàng bắt gặp sản phẩm thịt bê thui, nông cụ, cây cảnh và đồ cổ, giả cổ. Đây là những mặt hàng chính và chủ yếu góp phần là nên thương hiệu của chợ Viềng. Người bán và người mua đều không đề cao vấn đề giá cả, ai cũng quan niệm “bán được là quý, mua được là may” nên giá cả rất phải chăng và mặc cả dễ dàng.

Cũng theo giải thích của các cụ già, chữ “Viềng” trong từ chợ Viềng có nghĩa “về”, là “vầy”, sum vầy, hội tụ nhân dân khắp mọi nơi về chung vui. Phiên chợ mang ý nghĩa cầu may trong năm mới, mong một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt, nhiều tài lộc.

Chùm ảnh người dân đi chợ Viềng "mua may, bán rủi":











Lê Phú
Mộc mạc phiên chợ quê ngày Tết
Mộc mạc phiên chợ quê ngày Tết

Cũng giống như các vùng nông thôn khác của Việt Nam, ở tỉnh Yên Bái mỗi xã, mỗi bản hoặc vài xã, vài bản liền kề nhau đều có một cái chợ. Chợ của xã nào, bản nào thì có tên gọi của địa phương nơi đó và được gọi chung là chợ quê hay chợ làng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN