'Cõng' keo qua sông: Ẩn họa khôn lường

Mấy ngày nay, tại khu vực suối Màu, thôn Ra Nhua, xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), hàng chục lao động địa phương liều mình vượt suối sâu, dòng chảy xiết, chuyển từng bó keo qua bờ bên kia. Đây là lực lượng lao động làm thuê cho các hộ trồng keo trên các đỉnh đồi, nơi cách xa đường giao thông.

 

Có những đoạn nước suối sâu ngập đến cổ người.


Ngoài khu vực suối Màu, đi dọc theo dòng sông Rin khoảng 10km từ xã Sơn Mùa đến xã Sơn Tân của huyện Sơn Tây cũng có tới trên 10 điểm vận chuyển keo bằng cách vượt suối như vậy.

 

Hầu hết những dòng suối, dòng sông trên địa bàn huyện Sơn Tây đều rất rộng, từ 20-30m, thêm vào đó là mấy ngày qua trời mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn, chảy xiết gây nguy hiểm cho lực lượng lao động này.

 

Theo một số hộ trồng keo, việc tận dụng dòng chảy để chuyển keo lợi hơn nhiều, nhẹ nhàng nữa chỉ khoảng 3 - 5 ngày là xong.

 

Việc người dân vùng cao liều mình cõng keo qua suối sâu tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường, đặc biệt là mỗi khi mùa mưa lũ đến.

 

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại khu vực suối Màu:

 

Keo được thả xuống suối từ độ cao hơn 70m. Người làm thuê phải liều mình di chuyển trên con dốc dựng đứng.


 Có rất đông lao động địa phương tập trung về khu vực suối Màu để cõng keo thuê.


Phụ nữ cũng được thuê để vận chuyển keo.


Trẻ em cũng tham gia.


Gỗ được đưa về điểm tập kết để bán cho thương lái.


Keo được bó thành từng bó từ 9-10 cây.


Vẻ mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt của những thiếu niên đang tuổi đến trường.


Keo được thả trôi theo dòng nước thuận để tập kết sang bên kia bờ.


Keo được bốc lên xe tải đi tiêu thụ.



Phước Ngọc

 

 

 

Đu cáp treo tự chế qua sông, một người tử vong
Đu cáp treo tự chế qua sông, một người tử vong

Một người đàn ông đã thiệt mạng trong lúc đu dây cáp tự chế để vượt sông Krông Ana (đoạn qua thôn 6, xã Hòa Lễ) để đi bón phân và hái cà phê.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN