Muhammad Ali - Huyền thoại của “rừng già nhiệt đới”

Khi tình trạng sức khỏe của Muhammad Ali đi xuống, và ông phải vào viện vì bệnh trọng, cũng là lúc người ta điểm lại sự nghiệp của một huyền thoại quyền anh...

Muhammad Ali sẽ còn được nhớ đến như là võ sĩ quyền anh hạng nặng vĩ đại nhất trong lịch sử. Nhưng cái giá phải trả cho những năm tháng huy hoàng trên sàn đấu là chứng bệnh Parkinson ngày đêm dày vò và cho tới nay, sức khỏe của ông đang ngày một xấu đi.

Trận đấu giữa Foreman và Ali được gọi là - Trận đấu của Thế kỷ. Ảnh: AFP


Đã 10 năm nay, sức khỏe của Ali ở trong tình trạng xấu. Từ tháng 2/2014 đến nay, bệnh tình của ông đột nhiên trở nặng.

Những trận đánh để lại di chứng cho Ali lớn nhất phải nói đến là 3 trận gặp Joe Frazier.

Ali lúc ấy đã 32 tuổi đang nỗ lực để giành lại danh hiệu đã để mất vào tay Ken Norton hơn một năm trước đó. Nhiều nghi ngại cho một võ sĩ từng thắng 46 trận sẽ phải nhận kết cục khó khăn. Đối thủ của anh, võ sĩ Foreman được xem là một tài năng thiên bẩm, một “con quái vật” đáng sợ nhất được biết đến của môn thể thao của những nắm đấm này. Và Ali khi ấy với những thành tích đạt được thật sự là con mồi béo bở để khai thác nhằm tạo dựng danh tiếng. Phát biểu trước trận đấu, Foreman hài hước: “Đối thủ của tôi sẽ không phải lo lắng gì về việc thất bại cả, họ chỉ phải lo lắng vì những vết đau thôi”.

Hơn 60.000 CĐV xem trận đấu từ màn hình lớn ngoài trời bên ngoài sàn đấu. Ali khi đó đã 32 tuổi, nhiều hơn đối thủ của mình tới 7 tuổi. Thêm vào đó, phong độ sụt giảm của nhà cựu vô địch khiến người ta cho rằng ông không thể trụ nổi sau 3 hiệp đấu. Thậm chí có lời đồn, khi ấy trong phòng thay đồ, Foreman và đội huấn luyện còn phải quỳ xuống nguyện cầu mình sẽ không giết chết Ali.

Trọng tài đếm với đối thủ của Ali ở hiệp đấu thứ 8. Ảnh: AP


Tại 450 điểm trên khắp nước Mỹ, Canada và một số điểm là rạp chiếu phim tại Anh đều cho chiếu trực tiếp trận đấu trong khán đài đóng kín này. 100 quốc gia được chứng kiến trận đấu này qua truyền hình ngay cả khi trận đấu này được bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng tại Zaire để phù hợp với giờ xem của khán giả Mỹ. 10 triệu đô la Mỹ là số tiền được chia đôi cho cả hai võ sĩ, mỗi người có 5 triệu đô la Mỹ.

Ali tự biến mình thành mục tiêu cho Foreman khi ấy chỉ biết có tấn công. Ali dựa mình vào dây đài để mặc Foreman ra những cú đòn liên tục. Nhưng tất cả những cú đấm đó đều gặp tay hoặc găng của Ali cản lại. Phải rất khéo léo mới có thể nhận ra, Ali đang thoát ra khỏi dây đài để thỉnh thoảng đưa ra một cú đấm trả vào đầu đối thủ.

Cho đến khi Foreman càng lúc càng lúng túng, mệt mỏi và vụng về, mới là thời điểm cho Ali, chính xác là ở hiệp đấu thứ 8 của trận đấu. Ali dồn toàn lực cho một cú móc, cú đấm có thể chưa đủ sức mạnh nhưng vì đã quá mệt mỏi, Foreman đổ sụp xuống sàn đấu.

Trận đấu hạng nhất thế giới giữa 2 võ sĩ chưa biết mùi thất bại lần nào, không những vậy đó còn là trận đấu của hai trường phái hoàn hảo mà tiêu biểu là hai đại diện Ali và Joe Frazier, đây còn là một trận siêu kinh điển và được ghi nhớ là trận đấu đỉnh nhất của thập niên 70. Ở trận đấu này Ali bất ngờ bị hạ gục bằng một cú đấm trái tay ở hiệp đấu thứ 15. Thất bại đầu tiên nhiều cay đắng cho một sự nghiệp được mong chờ là “bất bại” của Ali. Trận đấu thứ 2 Ali thắng dễ dàng một Frazier đã xuống phong độ và mới để thua Foreman.

Nhưng, trận so găng thứ 3 mới chính là trận đấu khiến cả hai võ sĩ đều bị những di chứng nặng nề về cả thể chất lẫn thần kinh. Kể từ sau trận đấu này, Ali hầu như không còn sức chiến đấu, mỗi trận đấu đều là những thử thách nặng nề với ông.

Kể từ năm 1980, Ali lâm bệnh. Ali được chuẩn đoán là mắc căn bệnh Parkinson. Trong khi Foreman may mắn thoát được những ảnh hưởng bệnh tật. Trong khi Ali lại tham gia trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp vào năm 1980, gặp Larry Holmes tại Las Vegas và dừng lại hẳn sự nghiệp thi đấu của mình.

Ali và Foreman trở thành những người bạn tốt của nhau sau trận đấu. Tại lễ trao giải Oscar năm 1996, trong lúc lên nhận giải bộ phim "When We Were King" (bộ phim nói về trận đấu giữa Ali - Foreman), Ali gặp khó khăn trong việc đi lại do bị bệnh Parkinson, chính Foreman là người đỡ ông đi cùng.


Lê Sơn
Quyền anh Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương ở đấu trường ASIAD
Quyền anh Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương ở đấu trường ASIAD

Mặc dù không thành công trong 2 trận bán kết hạng 48-51kg và 57-60kg chiều 30/9 nhưng hai nữ VĐV quyền anh Lê Thị Bằng và Lừu Thị Duyên vẫn lập nên bước đột phá mạnh mẽ về thành tích cho đoàn VĐV quyền anh Việt Nam tại ASIAD 17 bằng 2 tấm HCĐ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN