Căng thẳng vaccine COVID-19 tại châu Á khi Ấn Độ và Trung Quốc đẩy mạnh tặng nước khác

Trong khi châu Âu rơi vào “chiến tranh vaccine” và gặp nhiều khó khăn để ngăn xuất khẩu vaccine COVID-19 thì tại châu Á, cuộc tranh giành lại liên quan đến việc tặng vaccine.

Chú thích ảnh
Một nhà nghiên cứu tại Viện Serum, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Ấn Độ và Trung Quốc đã tặng vaccine COVID-19 cho nhiều quốc gia vì lý do ngoại giao. Nhưng đến nay, hai quốc gia châu Á này đứng trước áp lực cung cấp vaccine cho công dân. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Sri Lanka, Maldives, Bangladesh và một số quốc gia khác được đánh giá chịu nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ.

Theo tờ Guardian (Anh), đối đầu giữa New Delhi và Bắc Kinh đôi khi diễn ra ở hình thức căng thẳng quân sự ở biên giới. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Bắc Kinh còn liên quan đến việc chuyển vaccine COVID-19 sang quốc gia khác.

Ấn Độ vốn sở hữu năng lực sản xuất vaccine ấn tượng và còn đạt được thỏa thuận cấp phép để điều chế theo công thức của AstraZeneca. Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 1 tuyên bố về sáng kiến "vaccine maitri" (tiếng Hindi có nghĩa là tình hữu nghị vaccine), vài ngày sau khi nước này khởi động chiến dịch tiêm toàn quốc.

Thủ tướng Modi trong tháng 1 cũng nhấn mạnh: “Ấn Độ vô cùng tự hào là một đối tác đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu y tế của toàn cầu. Nguồn cung vaccine COVID-19 tới một số quốc gia sẽ bắt đầu từ 20/1”.

Ấn Độ cần dành nhiều tuần để tăng cường cơ sở hạ tầng vaccine để phục vụ cho 1,3 tỷ dân nước này. Cùng thời điểm, các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ, bao gồm Viện Serum, đang sản xuất 2,5 tỷ liều vaccine COVID-19 mỗi ngày.

"Bộ tứ kim cương" (còn gọi là QUAD) trong cuộc họp vào tháng 3 đã tuyên bố đẩy mạnh năng lực sản xuất vaccine của Ấn Độ. Bốn nhà lãnh đạo của QUAD bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản cam kết đến cuối năm 2022 sẽ chuyển 1 tỷ liều vaccine COVID-19 cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và nhiều nơi khác. Điều này được cho là duấu hiệu về một cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến vaccine COVID-19.

Tháng 2, khi lô 500.000 liều vaccine COVID-19 do Ấn Độ sản xuất được chuyển đến Sri Lanka, chủ tịch Hiệp hội Y học nước này Palitha Abeykoon đã chia sẻ: “Số lượng này đủ để tiêm cho mọi lao động tiền tuyến tại đất nước chúng tôi”.

Chú thích ảnh
Vaccine COVID-19 của Trung Quốc tại căn cứ không quân của Philippines ở Manila. Ảnh: Xinhua

Trung Quốc trong khi đó lên kế hoạch gửi vaccine COVID-19 do nước này sản xuất đến 69 quốc gia và bán cho 28 nước khác. Nhiều quốc gia trong số này thuộc Trung Đông và Mỹ Latinh – những khu vực vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhà sản xuất dược Mỹ. Theo truyền thông Trung Quốc, nước này đã tặng vaccine COVID-19 cho Philippines và Zimbabwe, Chile, Bolivia cùng Hungary...

Nhưng ở thời điểm Trung Quốc và Ấn Độ tăng đều đứng trước áp lực tăng nguồn cung vaccine bởi nhu cầu nội địa có thể tăng.

Vào ngày 18/3, Anh xác nhận chương trình tiêm vaccine COVID-19 của nước này trong những tuần tới có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt do số vaccine đặt hàng từ Viện Serum đến chậm. Đại diện của Viện Serum chia sẻ với tờ Observer rằng 5 triệu liều vaccine COVID-19 dự định chuyển cho Anh đã bị giữ lại do nhu cầu tăng mạnh tại Ấn Độ.

Trung Quốc cũng đang cần tăng 6 lần số liều vaccine COVID-19 để đáp ứng mục tiêu sử dụng trong nước và điều này có thể tác động đến cam kết của nước này chuyển vaccine tới một số quốc gia khác.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trung Quốc điều tra vụ hàng loạt xác lợn trôi dọc sông Hoàng Hà
Trung Quốc điều tra vụ hàng loạt xác lợn trôi dọc sông Hoàng Hà

Giới chức Trung Quốc đang điều tra hàng loạt xác lợn được phát hiện dọc một đoạn sông Hoàng Hà. Điều này đang khiến dư luận lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm và nguồn nước ở quốc gia này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN