Ấn Độ vẫn hỗ trợ các đối tác chiến lược bất chấp lệnh cấm xuất khẩu gạo

Phóng viên TTXVN tại New Delhi đưa tin, bất chấp lệnh cấm xuất khẩu gạo, Ấn Độ vẫn tiếp tục cung cấp lương thực cho thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng chiến lược như Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Maldives cũng như các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chú thích ảnh
Công nhân vận chuyển gạo tại nhà máy ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng tin Mint phân tích dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ cho biết, riêng xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang các nước Nam Á đã đạt 567 triệu USD trong 8 tháng đầu năm tài chính 2023-2024, so với 1,24 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Riêng với các nước ASEAN, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 341 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 4-11/2023 so với 541 triệu USD cùng kỳ năm 2022. 

Số liệu cho thấy việc Ấn Độ xuất khẩu gạo sang những nước này đang diễn ra theo các thỏa thuận song phương bất chấp lệnh cấm, mặc dù giá cả có thể không thể so sánh được.

Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu lúa mì và các sản phẩm của lúa mì vào tháng 5/2022 và cấm xuất khẩu gạo tấm vào tháng 9/2022. Trong bối cảnh áp lực lạm phát cao hơn, chủ yếu do giá lương thực tăng vọt, vào tháng 7/2023, Chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati, áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ và ấn định giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) là 1.200 USD/tấn đối với gạo basmati vào tháng 8/2023.

Tuy nhiên, sau lệnh cấm, giá gạo tăng vọt trên thị trường toàn cầu, khiến các đối tác chiến lược của Ấn Độ phải yêu cầu cung cấp ngũ cốc theo đợt.

Ngọc Thúy (TTXVN)
Ấn Độ sẽ duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo đến năm 2024
Ấn Độ sẽ duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo đến năm 2024

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo trong năm 2024. Động thái này có thể giữ giá gạo ở mức gần mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN