20 triệu tấn ngũ cốc sắp rời Ukraine qua hành lang an toàn

Khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc và hạt hướng dương từ Ukraine dự kiến ​​sẽ được xuất ra thị trường toàn cầu nhờ một cơ chế trung tâm chỉ huy đang được lên kế hoạch thành lập tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Chú thích ảnh
25 triệu tấn lúa mì được cho là đang ùn ứ ở thành phố Odessa, cửa ngõ chiến lược của Ukraine bên Biển Đen.

Là kết quả của chính sách ngoại giao nhiều mặt mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm theo đuổi hòa bình kể từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, một lộ trình đang được chuẩn bị dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine.

Các chi tiết của lộ trình sẽ được thảo luận trong những ngày tới tại một cuộc họp sẽ được tổ chức với sự tham gia của Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và các quan chức Liên hợp quốc.

Các vấn đề như tuyến đường, bảo hiểm, an ninh của các con tàu và đặc biệt là việc rà phá thuỷ lôi trong khu vực sẽ được đánh giá tại cuộc họp bốn bên nói trên.

Hôm 30/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tổ chức các cuộc điện đàm riêng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine và các vấn đề khu vực.

Trao đổi với Tổng thống Erdogan, ông Putin lưu ý rằng Nga sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng khi phối hợp với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả các chuyến hàng ngũ cốc từ các cảng của Ukraine.

Trong khi đó, trao đổi với ông Zelensky, ông Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt coi trọng dự án thiết lập hành lang an toàn cho xuất khẩu nông sản Ukraine bằng đường biển.

Ông Erdogan cũng lưu ý rằng các nhà lãnh đạo có quan điểm tích cực về việc tham gia vào trung tâm chỉ huy sẽ được thành lập với sự tham gia của các bên cùng với Liên hợp quốc và đặt trung tâm này ở Istanbul.

Chú thích ảnh
Lính Nga đứng gác ở cảng Mariupol của Ukraine vào 29/4/2022. Ảnh: AFP 

Trước đó, tờ Newsweek ngày 2/6 cho biết Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói rằng 20 triệu tấn ngũ cốc đang bị ùn ứ ở Odessa, Ukraine.

Ông cho rằng, các điều kiện tồn tại từ trước, như dịch COVID-19 và khí hậu, cộng với cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine, đã tạo ra một "cơn bão hoàn hảo" cho một cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực toàn cầu.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, có khoảng 160 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên khắp thế giới. Thêm 40 triệu người đã rơi vào nhóm này do hậu quả cuộc xung đột Nga - Ukraine. Khi Nga tiếp tục tấn công "vựa bánh mì" của thế giới, các tàu của họ đang hình thành một vòng phong tỏa ở các cảng xung quanh Odessa. Ông Blinken cho hay có từ 20 - 25 triệu tấn ngũ cốc trong các hầm chứa tại thành phố này không thể chuyển lên tàu. Con số này chưa kể các cảng Odessa đã chất đầy lúa mì ở không thể di chuyển do bị lực lượng Nga phong toả.

Ngoại trưởng Blinken cho biết Liên hợp quốc đang nỗ lực "tìm ra con đường" để cho phép các tàu  chở ngũ cốc của Ukraine thoát ra, cũng như tìm các tuyến đường khả thi khác để đưa ngũ cốc và lúa mì của Ukraine đến với thế giới.

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết các cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu do chiến tranh Ukraine đang "gây tổn thương cho con người, các quốc gia và nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất". 

Thu Hằng/Báo Tin (Theo News.yahoo.com)
Tổng thống Zelensky tiết lộ thiệt hại thực sự của quân đội Ukraine ở Donbass
Tổng thống Zelensky tiết lộ thiệt hại thực sự của quân đội Ukraine ở Donbass

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã tiết lộ trước các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu về thiệt hại thực sự của các lực lượng vũ trang Ukraine ở chiến trường Donbass.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN