Thời điểm và tỷ lệ tính lương hưu

Chị Nguyễn Nhân Hoà (TP Hồ Chí Minh) sinh năm 1963, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và BHXH tự nguyện được 27 năm và năm 2017 chị Hoà ngưng đóng BHXH thất nghiệp. Vậy, nếu chị Hoà đến tuổi hưu (2018) thì giải quyết chế độ theo thời điểm nào?

BHXH TP Hồ Chí Minh trả lời vấn đề này như sau:

Tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015, quy định thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kế sau năm sinh của người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.

Trường hợp chị Hoà chỉ có sinh năm 1963 (không có tháng sinh) thời điểm hưởng lương là ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Tại Điểm b khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, quy định lao động nữ nghỉ hưu vào năm 2018 trở đi là 15 năm đầu được tính 45% và sau đó cứ thêm một năm được tính thêm 2% mức tối đa 75%.

chinhphu.vn
Nên nhận BHXH 1 lần hay đóng tiếp để hưởng lương hưu?
Nên nhận BHXH 1 lần hay đóng tiếp để hưởng lương hưu?

Ông Nguyễn Văn Tiên (TP Hồ Chí Minh) có 20 năm làm việc trong Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 18 năm 6 tháng, sau đó nghỉ việc do tinh giản biên chế. Năm nay ông ngoài 60 tuổi, vậy có được hưởng chế độ trợ cấp nào không? Nếu có thì thủ tục thế nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN