Chuyên gia Nga đánh giá về chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp nhằm hàn gắn sự chia rẽ với EU.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (phải) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái, phía trước) tại sân bay Orly, thủ đô Paris, ngày 5/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, chặng đầu tiên trong chuyến công du châu Âu với điểm dung tiếp theo là Hungary và Serbia. Các cuộc đàm phán ở Paris, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, sẽ cho thấy liệu Trung Quốc và châu Âu có thể xây dựng mối quan hệ đối tác cùng có lợi trong bối cảnh chính trị chống Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Mỹ hay không. 

Nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn kết thúc chuyến thăm với sự đảm bảo rằng EU sẽ không chặn nguồn vốn của Trung Quốc đổ vào châu Âu và ngược lại, EU có thể tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Mặt khác, châu Âu với nền kinh tế đang gặp khó khăn đang tìm cách đạt được thỏa thuận về mối quan hệ đối tác thuận lợi hơn với Bắc Kinh. Chuyến đi của ông Tập Cận Bình cũng sẽ cho thấy vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc diễn ra một năm sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Bắc Kinh. Vào tháng 4/2023, ông Macron đã đưa ra một số tuyên bố gây tiếng vang về sự cần thiết của châu Âu để đạt được “quyền tự chủ chiến lược”, cho rằng EU nên độc lập hơn với Washington và nên trở thành một “siêu cường thứ ba” cùng với Mỹ và Trung Quốc.

Trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Điện Elysee cho biết, ngoài việc đón nhà lãnh đạo Trung Quốc để đàm phán ở Paris, Tổng thống Macron cũng có kế hoạch i cùng ông Tập Cận Bình trong chuyến đi tới Hautes-Pyrenees ở phía tây nam Pháp để "thiết lập mối quan hệ cá nhân gần gũi hơn".

Và những kỳ vọng của Trung Quốc đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) đưa ra. Ông này nói rằng Bắc Kinh hy vọng hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc và Pháp lên một tầm cao mới và "tạo động lực mới cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung Quốc - EU, cũng như đóng góp mới cho hòa bình, ổn định, phát triển và tiến bộ trên toàn cầu".

Nhận định về chuyến thăm trên, Alexey Maslov, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Quốc gia Moskva cho rằng, Trung Quốc sẽ coi chuyến thăm là thành công nếu ông Tập Cận Bình trở về nước với sự đảm bảo rằng vốn của Trung Quốc sẽ không bị chặn ở châu Âu trong tương lai. Ngoài ra, Bắc Kinh muốn các quan chức EU thể hiện sự sẵn sàng mở rộng đầu tư vào Trung Quốc, chủ yếu vào công nghệ. Ông Maslov nói thêm: “Đối với những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn đạt được về mặt chính trị, đó là sự ủng hộ cho quan điểm của ông ấy về vấn đề Ukraine”.

Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo TASS)
Mỹ chật vật tìm cách hạn chế phụ thuộc vào nam châm đất hiếm Trung Quốc để chế tạo vũ khí
Mỹ chật vật tìm cách hạn chế phụ thuộc vào nam châm đất hiếm Trung Quốc để chế tạo vũ khí

Sau ba thập kỷ phi công nghiệp hóa hậu Chiến tranh Lạnh, việc xây dựng lại ngành này – chống lại ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc – là một cuộc chiến khó khăn, ngay cả khi có sự trợ giúp của Chính phủ Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN