CPI tháng 7 tăng thấp nhất trong 13 năm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố ngày 24/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 4,94% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy sau 7 tháng, CPI mới chỉ tăng 1,62%, thấp nhất trong 13 năm qua. 

 

Khách hàng mua sắm tại siêu thị Big C. Ảnh: Lê Phú

 

CPI tháng 7 tăng ở 11/11 nhóm trong rổ hàng hóa và dịch vụ chung với mức tăng từ 0,04-0,44%; trong đó, mức tăng nhẹ nhất thuộc về nhóm văn hóa và giải trí du lịch và tăng nhiều nhất là nhóm giao thông. 

 

Nhận định về thị trường và giá cả tháng 7/2014, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá TCTK Nguyễn Đức Thắng cho biết, CPI tháng này tăng nhẹ là do kỳ thi đại học diễn ra cùng với thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, giải khát, dịch vụ giao thông công cộng tăng làm cho giá các mặt hàng này tăng theo. 

 

Theo đó, trong tháng, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp tục có mức tăng đáng kể 0,26% so với tháng trước; trong đó lương thực tiếp tục giảm 0,63% trong khi thực phẩm tiếp tục tăng 0,58% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,09% so với tháng trước. 

 

Thời tiết nắng nóng cũng đã ảnh hưởng khiến chỉ số giá các nhóm hàng liên quan như đồ uống và thuốc là hay nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước.

 

Nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế hầu như giá không đổi so với tháng trước do không có sự điều chỉnh đột biến nào về phí khám chữa bệnh tại các địa phương, chỉ tăng 0,05% so với tháng trước. 

 

Trong tháng 7, do ảnh hưởng của giá dầu thế giới ảnh hưởng khá rõ đến chỉ số CPI chung. Giá gas nhập khẩu tăng qua đó ảnh hưởng đến giá gas bán lẻ trong nước đã khiến chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt tiếp tục tăng mạnh 0,43% so với tháng trước. 

 

Bên cạnh đó, các đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua cũng đã khiến chỉ số giá nhóm giao thông tăng mạnh nhất tháng ở mức 0,44%. Trong tháng 7, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ cùng tăng giá so với tháng trước ở các mức tương ứng 1,38% và 0,36%. 

 

Theo nhận định của các chuyên gia, giá thực phẩm sẽ là còn tiếp tục tăng trong thời gian tới bởi các yếu tố đầu vào vẫn đang trong xu thế tăng và theo quy luật, diễn biến của giá các mặt hàng thực phẩm khá tương đồng với giá xăng dầu. Đây sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến CPI chung trong thời gian tới. Bên cạnh đó, do quy định về ngày tính giá của cơ quan thống kê nên đợt điều chỉnh giảm giá dầu ngày 18/7/2014 sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến CPI của tháng sau.

 

Dự báo của các chuyên gia ngành Thống kê, chỉ số CPI trong tháng 8 sẽ tăng cao hơn tháng 7, do cả yếu tố là bắt đầu vào năm học mới, lộ phí tăng học phí sẽ tiếp tục được điều chỉnh.

 

Thúy Hiền

 

Trung gian làm giá - sản xuất, tiêu dùng đều thiệt
Trung gian làm giá - sản xuất, tiêu dùng đều thiệt

Hiện nay, nhiều loại thực phẩm thiết yếu đã bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới kể từ sau đợt điều chỉnh giá xăng tăng gần đây nhất (ngày 23/6).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN