Nữ dân tộc Dao đỏ làm kinh tế giỏi

Bằng sức lao động, nghị lực của mình, chị Triệu Thị Liên, dân tộc Dao đỏ ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An (Cao Bằng) vươn lên làm giàu, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi, làm miến dong, nấm dong...

Chị Triệu Thị Liên (bên phải) tham dự "Ngày hội Phụ nữ sáng tạo, biểu dương phụ nữ làm kinh tế giỏi" toàn tỉnh Cao Bằng năm 2013. 


Chị Liên sinh 1968. Năm 11 tuổi, chị phải thôi học ở nhà giúp đỡ cha mẹ việc đồng áng. Sau khi chị lập gia đình (năm 1989), chị luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo. Năm 1999, chị bàn với gia đình vay 5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đầu tư chăn nuôi lợn. Chị Liên rất tích cực tham gia các lớp tập huấn về kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất. Năm 2005, chị vay thêm vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thuê 5.000 m2 đất để trồng lúa, ngô, thạch đen, tăng đàn lợn từ 50 lên 100 con, mỗi năm xuất gần 20 tấn lợn hơi, lãi 40 - 50 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Năm 2010, chị Liên nhận làm đại lý thức ăn chăn nuôi và phân bón cho một số công ty. Năm 2012, sau khi tham quan học tập kinh nghiệm chế biến bột dong riềng thành sản phẩm miến dong hiệu quả kinh tế cao ở Bắc Kạn, chị mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 100 triệu đồng mua giống dong riềng mang đến tận nơi cho các hộ gia đình trồng, sau đó ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; đầu tư xây nhà xưởng và mua giàn máy sản xuất, chế biến bột dong thành miến dong nguyên chất mang thương hiệu “Đặc sản miến dong nguyên chất sản xuất tại thị trấn Đông Khê” và thành lập Hợp tác xã chuyên sản xuất miến dong. 

Từ củ dong riềng, chị chế biến ra 2 sản phẩm: Miến dong nguyên chất và nấm dong được trồng từ bã củ dong. Từ đầu năm 2013, xưởng sản xuất miến dong của chị Liên bắt đầu cung ứng sản phẩm ra thị trường, giá bán khoảng 50.000 đồng/kg. Hiện nay, mỗi ngày xưởng sản xuất 3 tạ miến khô, tạo việc làm cho 4 - 6 lao động nữ với mức lương gần 4 triệu đồng/người/tháng.

Năng động, phát triển kinh tế hiệu quả, chị Triệu Thị Liên là tấm gương sáng cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc làm giàu chính đáng trên quê hương mình.

Bài và ảnh: Công Hải
Anh Xứng trồng cam làm giàu
Anh Xứng trồng cam làm giàu

Anh Hoàng Văn Xứng (ảnh), dân tộc Tày, ở thôn 3 - Khe Báng, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) là một điển hình trong phong trào phát triển kinh tế địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN