Tại sao tiến sĩ không muốn về nước làm việc?

Tiến sĩ N.T từng tu nghiệp tại Pháp, hiện là Giám đốc dự án Licogi 16 cho rằng: Môi trường làm việc ở trong nước ít có sự tôn trọng với người trẻ.


Anh tâm sự: Trước khi về Việt Nam, tôi đã học một mạch để có tấm bằng tiến sĩ tại Pháp. Tôi là một trong số ít người mang tâm huyết trở về quê hương để cống hiến. Tại Pháp, cứ 10 lưu học sinh Việt thì có tới 8 người ở lại. Hàng trăm câu hỏi tại các diễn đàn sinh viên, lưu học sinh “Có nên trở về Việt Nam làm việc không?” đã quá cũ nhưng luôn luôn nóng ở mọi thời điểm.

 

Khi về nước, tôi đầu quân tại Bộ Xây dựng. Việc học và thi đối với tôi là không khó, bởi tấm bằng tiến sĩ mà tôi có được hoàn toàn do năng lực và sự cạnh tranh của bản thân. Tuy nhiên, sau một năm, môi trường làm việc có những điều khiến tôi không “khoái”. Khát vọng được nghiên cứu, đưa ra các ý tưởng và phát triển ý tưởng, không được khuyến khích. Tiếp đó là chế độ đãi ngộ khá thấp so với các môi trường khác (doanh nghiệp hay đơn vị ở nước ngoài).

 

Các tiến sĩ rất cần một môi trường để phát huy năng lực và kiến thức của mình.Ảnh: vicas.org.vn

 

Thứ nữa, dù có học vị cao, nhưng vì tôi còn khá trẻ nên ý kiến đưa ra không được tôn trọng. Những nguyên nhân này khiến tôi thất vọng và rời bỏ cơ quan này để ra ngoài làm việc. Tất nhiên, công việc hiện tại cũng nằm trong guồng quay cơ chế chung, nhưng cũng dễ chịu hơn là tôi được thoải mái phát huy các ý tưởng. Năng lực của tôi được công nhận.


Một số bạn bè tôi trở về cũng muốn thử sức tại Việt Nam. Tuy nhiên đến nay chưa có ai thích nghi tốt được. Một số người bạn tôi làm tiến sĩ từ Nga, Mỹ, Pháp về dạy ở một số trường cao đẳng nhưng lương rất thấp. Người nào giỏi chịu đựng mới ở lại, không lại xin ra ngoài hoặc sang Pháp làm cho các công ty.


Điều đáng nói là thử thách không phải do năng lực mình không với tới được mà là do môi trường không lành mạnh là khó khăn thực sự với những người trẻ như chúng tôi. Điều này lại ngược lại với những môi trường làm việc tiên tiến trên thế giới. Nếu khu vực nhà nước không tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thì khó thu hút được chất xám từ những trí thức trẻ từ nước ngoài về.

 

Đại diện TP Đà Nẵng: Cần có chính sách tổng thể


Tiếp Đề án 322 là Đề án 911 (Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020). Đà Nẵng là một trong những thành phố thực hiện chương trình cấp học bổng này và đã có lứa tiến sĩ đầu tiên làm việc tại các sở, ban ngành thành phố năm 2013. Lãnh đạo thành phố kỳ vọng đây là những nhân tố thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nhân lực. Để tạo điều kiện cho những tiến sĩ này, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành công văn yêu cầu các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy được khả năng của mình.

 

Đại biểu quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình)


Khi trả lời câu hỏi chất vấn của tôi, Bộ Nội vụ cho biết không có văn bản quy định việc tổ chức thực hiện bổ nhiệm cán bộ đối với những người có trình độ tiến sĩ. Nhưng trên thực tế, khi bổ nhiệm cán bộ cơ quan thì đều có xem xét đến bằng cấp tiến sĩ, mà không đánh giá năng lực thực sự của người đó. Trước đây là những người học giỏi đạt điểm cao mới được đi học nước ngoài để học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ, chất lượng đào tạo khá tương đối. Nhưng giờ đi học nước ngoài có hai loại: Loại học giỏi thực sự trong nước và đi học lấy bằng ở nước ngoài, loại thứ hai là trượt đại học trong nước và gia đình cho đi học nước ngoài. Trong khi với nhiều nước thì giáo dục ở nước ngoài cũng là kinh doanh.

Có trường rất uy tín đào tạo bằng tiến sĩ, thạc sĩ uy tín. Có trường thì chỉ kinh doanh và đào tạo và cấp bằng. Nhưng ở nước ngoài họ có hệ thống đánh giá chất lượng của các trường. Ví dụ chỉ có 10 trường đứng top đầu và ra trường có việc làm vì được tổ chức xã hội đánh giá uy tín rồi và rõ ràng xin được việc. Các doanh nghiệp cũng xác nhận và tuyển dụng. Trong khi đó các trường không tiếng tăm thì tốt nghiệp ở nước đó không có giá trị nhiều. Còn ở VN chưa làm được như vậy.


Lê Vân - Xuân Cường

Phản hồi bài viết “Lãng phí chất xám tiến sĩ, thạc sĩ”
Phản hồi bài viết “Lãng phí chất xám tiến sĩ, thạc sĩ”

Loạt bài viết “Lãng phí chất xám tiến sĩ, thạc sĩ” và bài “Những đề án tiến sĩ đi đâu, về đâu” đăng báo Tin Tức ngày 4 và 15/8 đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN