Thực hiện tốt an sinh xã hội, tạo động lực cho phát triển bền vững

Đảm bảo an sinh xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân là động lực để huyện  Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Chăm sóc người già cô đơn và trẻ em hoàn cảnh khó khăn

Bám sát chủ đề công tác năm 2023 của tỉnh về “Nâng cao đời sống của nhân dân”, thời gian qua, huyện Đầm Hà đã quan tâm triển khai tốt các chế độ chính sách phù hợp, hỗ trợ tối đa cho nhóm người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn.

Phòng LĐ-TB&XH huyện Đầm Hà đã quan tâm, rà soát và kêu gọi sự chung tay của các đoàn thể, cộng đồng xã hội chia sẻ kịp thời với những trường hợp người cao tuổi khó khăm. Theo đó, 100% người cao tuổi trên địa bàn huyện được hỗ trợ cấp thẻ BHYT.

Chú thích ảnh
Đảng uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ xã Quảng Tân (huyện Đầm Hà) tổ chức chúc thọ người cao tuổi trên địa bàn. Ảnh: TL

Người cao tuổi trên địa bàn huyện còn được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, lập hồ sơ, mở sổ theo dõi sức khỏe và thực hiện việc khám, chữa bệnh ban đầu, với hơn 3.000 lượt người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, tư vấn về chăm sóc sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí hằng năm.

Cùng với đó, Đầm Hà cũng phấn đấu hoàn thành mục tiêu đảm bảo 100% NCT trên địa bàn được xã hội và gia đình quan tâm chăm sóc. Đây là những nỗ lực không hề nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi của huyện.

Cùng với việc chăm lo cho đời sống vật chất, yếu tố tinh thần của người cao tuổi cũng được huyện Đầm Hà hết sức quan tâm. Người cao tuổi được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các lễ hội của địa phương. Hoạt động của các CLB được rà soát và sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhằm duy trì có hiệu quả hơn

Chất lượng chăm sóc người cao tuổi tại Đầm Hà đã được nâng lên đáng kể, các chính sách trợ giúp xã hội đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt khó khăn cho người cao tuổi. Qua đó, phát huy được vai trò tuổi cao - gương sáng, tích cực tham gia phát triển KT-XH, quan tâm giáo dục thế hệ trẻ ở địa phương.

Bên cạnh việc chăm lo cho người cao tuổi, các cấp, các ngành tại Đầm hà cũng hết sức quan tâm tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện nay trong toàn huyện, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để hòa nhập và có cơ hội phát triển; 100% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp, hỗ trợ; 100% xã, thị trấn có Ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; 100% thôn, bản, khu phố có mạng lưới cộng tác viên công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Đội ngũ cộng tác viên các thôn, bản, khu phố thực hiện thường xuyên công tác quản lý hồ sơ về thông tin trẻ em tại địa bàn, không để trùng lặp, bỏ sót bất kỳ trường hợp nào; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em của địa phương.

Hỗ trợ nhà ở, tư vấn việc làm

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc xóa nhà tạm, nhà ở dột nát mới phát sinh trên địa bàn, huyện Đầm Hà đã tập trung thông tin, tuyên truyền về chủ trương này, đồng thời tổ chức rà soát, xét duyệt công khai, minh bạch, để chọn ra các hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi neo đơn, người yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội... có nhu cầu hỗ trợ nhà ở để hỗ trợ kịp thời.

Chú thích ảnh
Giúp dân dỡ nhà cũ nát để cải tạo nơi ở mới khang trang. Ảnh: BQN

Những hộ còn vướng mắc về thủ tục giấy tờ, hoặc thiếu vốn đối ứng, khó khăn trong mua sắm vật liệu, thuê nhân công... đã được MTTQ, các ngành, đoàn thể huyện lắng nghe, chia sẻ, có ý kiến tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo phương án hỗ trợ phù hợp, kịp thời.

Kết quả, toàn huyện có 13 hộ được hỗ trợ xây nhà mới, 11 hộ được hỗ trợ sửa chữa, cải tạo nhà ở với tổng kinh phí 1,48 tỉ đồng hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa.

Trong năm, huyện Đầm Hà còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức 3 hội nghị giao dịch việc làm và xuất khẩu lao động cho các đối tượng là quân nhân xuất ngũ, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, học sinh tốt nghiệp THPT, người mới chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn.

Huyện cũng phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức 6 hội nghị tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc tại các công ty thuộc TKV. Bên cạnh đó, mở thành công 7 lớp sơ cấp nghề cho lao động nông thôn, gồm 4 lớp sơ cấp nghề phi nông nghiệp và 3 lớp nghề nông nghiệp, thu hút gần 200 học viên tham gia.

Trong năm, huyện còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức 3 hội nghị giao dịch việc làm và xuất khẩu lao động cho các đối tượng là quân nhân xuất ngũ, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, học sinh tốt nghiệp THPT, người mới chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn.

Huyện cũng phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức 6 hội nghị tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc tại các công ty thuộc TKV. Bên cạnh đó, mở thành công 7 lớp sơ cấp nghề cho lao động nông thôn, gồm 4 lớp sơ cấp nghề phi nông nghiệp và 3 lớp nghề nông nghiệp, thu hút gần 200 học viên tham gia.

Triển khai bài bản, quyết tâm và sáng tạo

Để bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua huyện Đầm Hà luôn chú trọng xây dựng, triển khai sâu rộng các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về thực hiện công tác an sinh xã hội bám sát yêu cầu thực tiễn địa phương. Huyện đã ban hành nghị quyết về phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao huyện Đầm Hà giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đề án đào tạo nghề trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp, người dân; đề án và nghị quyết về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025...

Trong công tác trợ giúp xã hội, Phòng LĐ-TB&XH là đơn vị nòng cốt để tham mưu cho huyện trong việc nắm rõ từng trường hợp, địa bàn, từ đó làm cơ sở cho việc chi trả trợ cấp chính xác đối với toàn bộ 1.800 người thuộc diện bảo trợ xã hội của địa phương.

Ngay từ các xã, thị trấn đều chủ động lồng ghép nội dung về thực hiện công tác an sinh xã hội vào các buổi sinh hoạt chi bộ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở làm tốt nhiệm vụ về rà soát, phân loại hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Từ đó có phương án cụ thể, phù hợp nhất, vận dụng tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện vào thực tiễn địa phương.

Mỗi quý, Huyện ủy còn tổ chức giao ban với MTTQ và các đoàn thể, đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, để kịp thời chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở theo thẩm quyền.

Đầm Hà còn triển khai thực hiện thu thập, cập nhật thông tin về tài khoản của các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn đang hưởng trợ cấp hằng tháng để thực hiện chủ trương chi trả chế độ qua tài khoản ngân hàng. Cùng với đó, huyện cũng điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng cho 1.911 đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo đúng mức chuẩn quy định của tỉnh (theo Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh). Tổng kinh phí chi trả trợ cấp xã hội đến hết tháng 11/2023 đạt gần 15 tỷ đồng.

Bám sát mục tiêu “Nâng cao đời sống nhân dân”, huyện ven biển Đầm Hà đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác an sinh xã hội, bảo đảm mọi người dân “không ai bị bỏ lại phía sau”. Đây là tiền ảo đề vững chắc góp phần tạo đà cho sự phát triển toàn diện và bền vững của địa phương.

Ninh Trang/Báo Tin tức
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Đầm Hà (Quảng Ninh)
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Đầm Hà (Quảng Ninh)

Ngày 18/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được tổ chức tại xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đã tham dự sự kiện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN