Sene Đôlta - nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer

Lễ Sene Đôlta (Lễ cúng ông bà) là một trong ba lễ, Tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer. Đây là dịp để đồng bào Khmer tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Đồng bào Khmer dâng cơm lên chùa.


Đồng bào Khmer cho rằng, ngoài thế giới hữu hình, còn có thế giới thần linh. Con người khi chết có thể mất đi về thể xác, nhưng linh hồn thì vẫn tồn tại ở thế giới vĩnh hằng. Xuất phát từ nhận thức đó, nghi thức cúng cho ông bà là lễ thức không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer.

Lễ Sene Đôlta năm nay diễn ra trong 3 ngày từ 22 - 24/9. Theo truyền thống, lễ Đôlta được bắt đầu từ ngày 15/8 (Âm lịch), nhưng ngày lễ chính là ngày 30/8 (Âm lịch).

Ông Sơn Minh Thắng, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng tặng quà các sư sãi nhân dịp Đôlta.


Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết tặng quà Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.


Đồng bào Khmer tin rằng trong khoảng thời gian diễn ra lễ Đôlta, trời thường mưa, âm u, nên ông bà ở nơi chín suối được Diêm Vương cho về nhà thăm con cháu. Những vong hồn này sẽ đến chùa tìm người thân cúng dường sư sãi, để hưởng phước và được siêu thoát. Nên đến dịp Đôlta các gia đình Khmer thường đem thức ăn dâng cho sư sãi, nhờ sư sãi tụng kinh để chuyển phước của sư sãi đến cho người chết để mong người chết được hưởng phần phước đó.

Trong những ngày lễ Đôlta, đồng bào Khmer còn dọn dẹp nhà cửa tươm tất để đón ông bà, nên
lễ Đôlta sẽ có nghi thức đặc biệt là “Lễ đặt cơm vắt", "Lễ đón ông bà" được tiến hành vào ngày 29/8 (Âm lịch).

Mọi gia đình Khmer giàu nghèo đều dọn dẹp nhà cửa, làm bánh trái, mâm cỗ thịnh soạn để cúng, khấn vái rước ông bà, tổ tiên về nhà ăn uống nghỉ ngơi vui vầy với con cháu. Đến ngày 1/9 Âm lịch là ngày họ cúng tiễn ông bà trở về chốn cũ với nghi thức “Lễ tiễn ông bà", kết thúc một kỳ lễ Đôlta.

Mâm cúng ông bà của đồng bào Khmer tại gia đình.


Đêm hội Sens Đôlta.


Bài và ảnh: Trung Hiếu - Chanh Đa

Nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer Cà Mau
Nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer Cà Mau

Tại xã Khánh Hòa, huyện U Minh (Cà Mau) , nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có một đội nhạc truyền thống rất tinh nhuệ. Đó là đội nhạc ngũ âm thanh thiếu niên người dân tộc Khmer Salaten ấp 6.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN