Để cây hồ tiêu phát triển bền vững

Hồ tiêu là một trong những loại cây kinh tế có giá trị cao ở Tây Nguyên, nhờ hồ tiêu mà nhiều hộ đồng bào đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất đó.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn cho các hộ dân biện pháp phòng, chống bệnh cho cây tiêu.


Vườn tiêu 600 trụ của một hộ nông dân ở huyện CưKiun (Đắk Lắk) bị nhiễm bệnh chết gần như hoàn toàn.


Các tỉnh Tây Nguyên có diện tích hồ tiêu hơn 40.000 ha, chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, chiếm đến 51,6% diện tích trong cả nước. Tuy nhiên, những ngày qua, cây tiêu bị chết ngày càng nhiều, đã khiến nhiều hộ dân nơi đây lo lắng. Nguyên nhân là do hồ tiêu bị 6 loại bệnh gây hại chủ yếu, đó là rệp sáp, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng rễ, bệnh thán thư và bệnh đốm lá đen. Sau khi cây trồng bị nhiễm bệnh, bà con đã tự ý dùng thuốc trừ sâu, mà không có sự hướng dẫn của cơ quan chức năng, đã dẫn đến tình trạng "tiền mất, tật mang".



Phá, dỡ những cây tiêu chết, dọn thực bì, cải tạo đất theo khuyến cáo của cán bộ nông nghiệp.



Cây tiêu bị nhiễm bệnh có biểu hiện vàng, héo lá, chùm quả lép.



Một loại nấm gây bệnh cho cây hồ tiêu.



Gốc cây hồ tiêu thường bị hoại tử ở phần gốc dưới mặt đất, nên không phát hiện kịp thời dẫn đến cây tiêu chết rất nhanh.


Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tập trung cứu cây kinh tế mũi nhọn này. Theo đó, các đơn vị chức năng sẽ tập trung nghiên cứu chọn tạo giống hồ tiêu có năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng rễ để kịp thời cung cấp cho sản xuất; nghiên cứu các biện pháp sinh học phòng chống sâu bệnh hại hồ tiêu theo hướng bền vững. Nông dân cũng phải chủ động áp dụng kỹ thuật canh tác và phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng" để nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Dương Giang

Đắk Lắk cần có quy hoạch để phát triển cây hồ tiêu bền vững
Đắk Lắk cần có quy hoạch để phát triển cây hồ tiêu bền vững

Hiện nay, do giá tiêu hạt trên thị trường Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng luôn ở mức cao từ 180.000 đến trên 190.000 đồng/kg, nên nhiều hộ nông dân bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng phá bỏ nhiều loại cây trồng ồ ạt chuyển sang trồng tiêu

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN