Thế giới mất 33% đất canh tác trong 40 năm qua

1/3 diện tích đất canh tác trên Trái đất đã biến mất - nguyên nhân chính là nạn ô nhiễm và xói mòn đất - trong vòng 40 năm qua, kéo theo hậu quả tiềm tàng là thiếu lương thực trên phạm vi toàn cầu.

Xói mòn đất nông nghiệp tại Suffolk, Anh.

Một nghiên cứu mới vừa chỉ ra rằng gần 33% diện tích đất trồng trọt thích hợp và chất lượng cao trên thế giới đã bị xóa sổ - một tỷ lệ vượt xa khả năng tự thay thế đất bạc màu của thiên nhiên.

Qua phân tích rất nhiều báo cáo trong thập kỷ qua, các nhà khoa học tại trường Đại học Sheffield (Anh) khẳng định sự tổn hại này là một “thảm họa”, đồng thời cảnh báo chiều hướng xấu trên có thể trở thành vĩnh viễn nếu không kịp thời đưa ra các biện pháp thay đổi.

Hoạt động cày xới liên tục cùng với việc sử dụng tràn lan phân bón trong nông nghiệp đã làm suy giảm chất lượng của đất. Xói mòn đang diễn ra với tốc độ nhanh gấp 100 lần so với tốc độ hình thành đất mới.


Ông Duncan Cameron, Giáo sư Sinh học cây trồng và đất tại Đại học Sheffield lưu ý rằng phải mất tới gần 500 năm trong điều kiện nông nghiệp tự nhiên để có thể tái tạo 2,5cm của tầng đất mặt. Nếu không có gì thay đổi, thế giới sẽ lặp lại sự kiện “Dust Bowl” hay còn gọi là “Thập niên Ba mươi dơ bẩn” như đã từng xảy ra tại Bắc Mỹ vào những năm 1930, tràn ngập những cơn bão bụi và hạn hán khô khốc.

Hoàng Trang (theo Guardian)
Nga mất 450km2 lãnh thổ hàng năm do biến đổi khí hậu
Nga mất 450km2 lãnh thổ hàng năm do biến đổi khí hậu

Lãnh thổ nước Nga hàng năm bị thu hẹp một diện tích tương đương diện tích Andorra, một quốc gia nhỏ ở châu Âu có diện tích 468km2 do băng tan và xói lở bờ biển phía Bắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN