Giá trị lịch sử của Di chúc

Ngày 27/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Phát biểu đề dẫn hội thảo, GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại của Người gắn liền với lịch sử vinh quang của Đảng ta, với những trang sử oanh liệt trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

 

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta bản Di chúc lịch sử vô cùng quý giá, kết tinh trong đó tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Theo thời gian, Di chúc thiêng liêng của Người trở thành nguồn động viên, cổ vũ hết sức to lớn, là sự chỉ dẫn quan trọng để quân và dân ta tiến lên giành những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.


Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã tập trung làm rõ một số nội dung quan trọng trong Di chúc của Người về: Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh; thực hiện chính sách xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, phát huy nguồn lực con người, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; kiên định mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới; tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng thế giới.


Các tham luận tại hội thảo một lần nữa khẳng định: Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và sẽ mãi là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta học tập, noi theo. Những điều căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong bản Di chúc thật giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng và thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả.

 

H .Thủy

Nghĩa cử cao đẹp trong đền ơn đáp nghĩa
Nghĩa cử cao đẹp trong đền ơn đáp nghĩa

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dẫu bận trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên chăm lo công tác đền ơn đáp nghĩa với tình cảm và sự quan tâm sâu sắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN