Nhọc nhằn việc học nơi trường tạm, lớp ghép

Năm học 2011- 2012, trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn hơn 20% số phòng học thuộc diện phòng tạm, lớp ghép, tập trung ở 2 huyện đặc biệt khó khăn là Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Đa số các điểm trường tạm, lớp ghép nằm ở những bản làng xa xôi, hẻo lánh nên cơ sở vật chất thiếu thốn và không đạt tiêu chuẩn quy định, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.


Trường Tiểu học Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải ) vẫn còn rất thiếu thốn cơ sở vật chất.

Vừa ngồi học, vừa phải trông em.

Nhiều học sinh  dân tộc Mông học tới lớp 3, lớp 4 mà vẫn chưa thạo mặt chữ.

Một giáo viên cùng lúc dạy hai lớp học ở trình độ khác nhau, trong cùng một phòng học. Học sinh một lớp quay về hướng treo bảng của lớp mình và quay lưng về phía chiếc bảng còn lại của lớp kia. Đó là hình ảnh về những lớp học ghép tại Trường Tiểu học Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải). 

Phòng học tại điểm trường Hồ Nhì Pá, xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải) được dân bản dựng sơ sài bằng nứa, lá, tre, tranh. Với điều kiện vật chất như thế này, giáo viên chỉ cho học sinh học tạm trong những ngày nắng ráo, còn mùa mưa thì buộc phải cho học sinh nghỉ bởi lớp không đủ sức che mưa gió.

 Phòng học tạm, lớp ghép đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thầy đứng lớp, trò học bài, nhất là đối với những học sinh dân tộc thiểu số.

Điểm trường Hồ Nhì Pá, xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải) vẫn còn thiếu thốn cơ sở vật chất.


Chùm ảnh: Nguyễn Thủy
Giáo viên trẻ với công tác xóa mù chữ
Giáo viên trẻ với công tác xóa mù chữ

Việc băng đèo, lội suối mới đến được trường học đã khiến những học sinh dân tộc tại một số xã biên giới của huyện Mường Tè (Lai Châu) ngại đến trường. Để huy động các em đến lớp, các thày cô giáo đã phải đến tận nhà, lên tận nương vận động cha mẹ các em động viên con em đến lớp...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN