Độc đáo trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co cộng đồng ở Việt Nam và Hàn Quốc

Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, ngày 18/11, tại đền Trấn Vũ (Thạch Bàn, Long Biên) đã diễn ra buổi giao lưu, trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co với sự tham gia của Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) và bảy cộng đồng kéo co tại Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên 8 cộng đồng thực hành Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và Hàn Quốc hội tụ tại Hà Nội, cùng nhau chia sẻ và trình diễn, giới thiệu di sản của cộng đồng mình.

Các cộng đồng kéo co của Việt Nam có sự tham gia của gần 500 nghệ nhân và người thực hành Nghi lễ và trò chơi kéo co gồm: Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); kéo mỏ ở thôn Ngải Khê (huyện Phú Xuyên, Hà Nội); kéo co ở thôn Hữu Chấp (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); kéo song ở thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); kéo co ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc); kéo co của cộng đồng người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và kéo co của thành phố Dangjin (tỉnh Chungcheongnam, Hàn Quốc).

Năm 2015, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc, Việt Nam được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việt Nam có bốn địa phương, gồm Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội có di sản được ghi danh.

Một số ảnh trình diễn giao lưu kéo co của các cộng đồng kéo co Việt Nam và Hội Kéo co Gijisi (Hàn Quốc):

Chú thích ảnh
Phần lễ diễn ra trước khi vào trình diễn kéo co ngồi tại đền Trấn Vũ (quận Long Biên, TP Hà Nội). 
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Các đội trưởng tiến hành nghi lễ nâng bó song mây (một loại cây dẻo dai và chắc chắn) được dùng để làm dây kéo co.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Lễ hội thu hút đông đảo người dân cùng du khách thập phương tham gia. 
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trình diễn kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ thể hiện cao tinh thần đồng đội của những người tham gia. 
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội);
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trước khi kéo, thầy Mo đọc bài văn khấn của cộng đồng người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Chú thích ảnh
Đội hình tham gia kéo co cũng được sắp xếp sao cho âm dương hòa hợp. Vì đây là trò mang tính nghi lễ, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt,,... do đó,  trong mọi cuộc kéo, bên nữ bao giờ cũng dành chiến thằng.
Chú thích ảnh
Theo tiếng Tày, kéo co còn được gọi là trò “kéo mây”, tức kéo mây xuống, để đem mưa thuận gió hòa cho con người, cho vạn vật sinh sôi phát triển.
Chú thích ảnh
Trò chơi này mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, tôn vinh và củng cố sức mạnh của tinh thần đoàn kết và là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong lễ hội Xuống đồng
Chú thích ảnh
Kéo song ở thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)
Chú thích ảnh
Trên thân cột đục một lỗ tròn xuyên qua, to bằng miệng chén, cao chừng 80cm đến 1m, rồi luồn dây song vào đó. Chính giữa dây song, người ta khoanh một vòng tròn đỏ, đặt trong lỗ cột, chia dây song thành hai phần bằng nhau. Dây bên nào bị rút qua lỗ quá vệt đỏ 50cm là bên ấy thua.
Chú thích ảnh
Các đội thi đấu đầy nhiệt tình, sinh động.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Đoàn kéo co Xuân Lai (Hà Nội) trình diễn.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trò chơi kéo co với sự tham gia của Hội Kéo co Gijisi (TP Dangjin, Hàn Quốc).
Chú thích ảnh
Chiếc dây kéo co Hội Kéo co Gijisi (TP Dangjin, Hàn Quốc) tặng cho làng Trấn Vũ
Lê Phú/Báo Tin Tức
Trai làng Thạch Bàn cởi trần, ngồi bệt thi kéo co
Trai làng Thạch Bàn cởi trần, ngồi bệt thi kéo co

Lễ hội đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội) diễn ra sôi nổi trong ngày 23/4, với nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi, thu hút sự tham gia của nhiều thanh niên địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN